Đóng

TẦM QUAN TRỌNG ĐỘ pH TRONG NƯỚC VÀ pH TRONG ĐẤT TRỒNG CÂY

TẦM QUAN TRỌNG ĐỘ pH TRONG NƯỚC VÀ pH TRONG ĐẤT TRỒNG CÂY

TẦM QUAN TRỌNG CỦA pH TRONG ĐẤT TRỒNG

Bạn có bao giờ tự hỏi có cách nào để giúp cây phát triển tốt? Ngoài bộ giống tốt, bộ rễ khỏe thì pH trong đất cũng đóng vai trò quan trọng. Hãy thử kiểm tra độ pH của nước tưới cây và pH trong đất. Cây khoẻ mạnh bắt đầu từ đất và nước nưới có pH ổn định. Việc giữ cho đất tốt, đất trồng sạch là bước đầu tiên để có một vụ mùa thành công. (Sucecssful Crop)
Trong phần đầu tiên, chúng ta tìm hiểu “Độ pH là gì?” cho đến các yếu tố và tác nhân ảnh hưởng đến độ pH đất và làm sao để cải thiện điều đó. Tiếp đến chúng ta sẽ tìm hiểu tất cả các phương pháp khác nhau để kiểm tra đất và các dụng cụ, từ đó các bạn sẽ có tất cả thông tin cần thiết để tự lên kế hoạch kiểm tra đất cho bạn và cho mùa vụ của bạn.

pH trong đất là gì?

pH là một phép đo mức độ axit hoặc cơ bản (kiềm) của một chất. Khi bạn kiểm tra pH, bạn đang đo số nguyên tử hydro mang điện tích dương.
Nồng độ của các ion hydro càng cao thì mẫu càng có tính axit. Nồng độ của các ion hydro càng thấp thì mẫu của bạn càng có tính kiềm. Các chất có tính axit giảm từ pH 0 đến pH 7 trên thang pH. Các chất cơ bản nằm giữa pH 7 và pH 14 trên thang đo pH. pH 7 là trung tính; nó không có tính axit cũng không có tính kiềm.

Tại sao cần đo pH của đất?

pH đất phù hợp và chính xác là điều cần thiết để đảm bảo tối ưu cho cây trồng phát triển cũng như năng suất của mùa vụ, vì nó hỗ trợ sự hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây. Kiểm tra pH đất giúp việc lựa chọn cây trồng phù hợp nhất cho vùng đất canh tác của bạn.
Đôi khi đất cần các chất hỗ trợ như là phân bón và chất điều chỉnh pH đất cho cây sinh trưởng. Đo pH có thể giúp xác định được bạn cần chọn loại nào và hàm lượng là bao nhiêu.

Những yếu tố ảnh hưởng tới pH đất

Nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến pH của đất. Các yếu tố phổ biến nhất là thời tiết và khí hậu, những cây trồng khác trong khu vực đất trồng, pH của nước tưới, loại đất, loại phân bón sử dụng và chất dinh dưỡng sẵn có.
Thời tiết và Khí hậu
Sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, ánh nắng và thời tiết theo mùa ảnh hưởng đến pH đất. Chẳng hạn như lượng mưa hằng năm cao sẽ làm trôi nhiều chất dinh dưỡng ra khỏi đất. Nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như canxi cacbonat, là chất mang tính kiềm do đó khi những chất này trôi khỏi đất, đất sẽ trở nên axit hơn
Nước tiếp xúc với vật đang phân huỷ trong đất (ví dụ lá cây) cũng có thể gây giảm độ pH, vì việc phân huỷ sinh ra cacbon dioxit, khi chất này kết hợp với nước thì axit sẽ hình thành.
Khí hậu khô cằn hoặc vùng bị hạn hán thì đất sẽ mang nhiều tính kiềm hơn. Bởi vì đất thiếu nước, nồng độ khoáng và muối cao hơn làm tăng giá trị pH.
Cây trồng
Cây trồng bản địa và hệ sinh thái địa phương có thể quyết định pH ban đầu của đất. Đất dưới cỏ thường ít acid hơn, trong khi đất dưới cây tán lớn có xu hướng nhiều acid hơn. Đó là do có nhiều vật thể đang phân huỷ (ví dụ lá cây) ở gần cây. Vụ mùa bạn đang canh tác có thể thay đổi pH đất của bạn.
Nước tưới tiêu
Nước bạn sử dụng để tưới tiêu cũng sẽ ảnh hưởng đến pH của đất. Nếu nước được dùng tưới mang nhiều tính acid hoặc nhiều tính kiềm hơn đất đang sử dụng, giá trị pH của đất sẽ thay đổi.
Loại đất
Liệu đất canh tác của bạn có phải đất granite, đá vôi hay khoáng sét không? Những chất liệu sơ khai này sẽ quyết định tính axit hoặc kiềm của đất. Đất với nhiều khoáng sét sẽ mang tính axit nhiều hơn trong khi đất với nhiều đá vôi sẽ mang nhiều tính kiềm hơn.
Cấu trúc của đất trồng cũng sẽ quyết định độ khó dễ của việc điều chỉnh giá trị pH đất; nó còn được gọi là độ đệm của đất. Đất cát có độ đệm thấp hơn trong khi đất sét sẽ có độ đệm cao hơn. Sẽ rất khó để thay đổi giá trị pH đất đối với trường hợp độ đệm cao hơn.
Phân bón
Phân bón đất rất quan trọng để mùa vụ đạt năng suất cao nhất. Bởi vì pH sẽ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng sẵn có cho cây, cần kiểm tra pH đất trước và sau khi bón bất kì loại phân bón nào. Với việc xác định được pH, bạn có thể quyết định lượng và loại phân bón phù hợp.
Phân bón nito nhân tạo nhằm làm hạ tối đa pH đất. Phân hữu cơ sẽ axit hoá đất ngay khi gặp nước, vì chúng có phần axit hữu cơ tan trong nước.
Chất dinh dưỡng có sẵn
Cây trồng không thể hấp thụ được dưỡng chất nếu pH đất quá cao hoặc quá thấp. Khi pH trung tính, các chất dinh dưỡng như canxi và photpho sẽ liên kết với những chất khác trong đất. Khi các dưỡng chất ở dạng liên kết, cây trồng sẽ không thể hấp thụ được.
+ Hầu hết các dưỡng chất trong đất mang tính axit nhẹ, nhưng các cây trồng khác nhau phát triển trong khoảng pH khác nhau tuỳ thuộc vào dưỡng chất cụ thể chúng cần. Nếu pH quá thấp, nhiễm độc nhôm có thể xảy ra. Khi đó, nhôm ở dạng không liên kết và cây trồng hấp thụ nó ở mức độc hại.
+ Nếu pH quá cao, dưỡng chất như sắt sẽ ở dạng liên kết. Không có đủ sắt, cây sẽ mất đi chất diệp lục và chuyển sang màu vàng, nghĩa là cây trồng không còn tổng hợp thức ăn cho bản thân được nữa. Nhiễm độc molypden có thể xảy ra trong môi trường đất kiềm, làm cho cây trồng bị còi cọc.
Khoảng pH đất tối ưu
Các cây sinh trưởng trong đất tính axit như cây táo (pH5 – pH6.5), khoai tây (pH4.5 – pH6), và cây lan (pH4.5 – pH5.5). Những cây ưa kiềm như cây keo và cây óc chó (cả 2 đều ưa đất khoảng pH 6- pH 😎.
Để xác định giá trị pH tốt nhất mà bạn cần, bạn cần tìm hiểu tham khảo về loại cây bạn muốn trồng. Đất tự nhiên đặc trưng thường trong khoảng pH 4 và pH 8. Nếu pH đất của bạn không phù hợp với khoảng pH tối ưu của cây trồng, bạn cần xử lý đất của mình.
Độ pH của đất được coi là một biến số chính trong đất vì nó ảnh hưởng đến nhiều quá trình hóa học. Nó đặc biệt ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng thực vật bằng cách kiểm soát các dạng hóa học của các chất dinh dưỡng khác nhau và ảnh hưởng đến các phản ứng hóa học mà chúng trải qua. Phạm vi pH tối ưu cho hầu hết các cây trồng là từ 5,5 đến 7,5;[2] tuy nhiên, nhiều loại cây trồng đã thích nghi để phát triển mạnh ở độ pH nằm ngoài phạm vi này.
#Nano_khoáng chống bó rễ. Giúp Ổn định PH.
#Fuvic cải tạo đất. Giúp đất tơi xốp.
Bảng Mức độ pH lý tưởng trong đất cho cây trồng
(Bài viết được tìm trên google và từ facebook bạn Tuấn Nguyễn Đà Lạt)

VẬY, pH TRONG NƯỚC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN CỦA HOA CẮT CÀNH SAU THU HOẠCH KHÔNG?

Câu trả lời của chúng tôi là CỰC KỲ ẢNH HƯỞNG
Do pH có tính kiềm cao (từ 7.5 đến 8) và điều này sẽ gây nghẽn mạch hoa cắt cành sau thu hoạch, làm cho hoa không hút được nước hay nước cắm hoa và thậm chí làm thân hoa bị nghẽn đặc lại
Về cơ bản, hoa cắt cành sau thu hoạch cần được hút nước hay thuốc dưỡng hoa để “trữ nhiều nước” và vượt qua quá trình vẫn chuyển. pH trong nước quá cao vô tình làm hoa không hút được nước là vấn đề nghiêm trọng

Vậy, làm sao để giảm pH trong nước

1. Dùng chanh với liều lượng hợp lý: Trong chanh có chất làm sạch nước nhưng giảm đô pH trong nước là rất ít  nên dùng chanh để cân băng pH trong nước là chưa đạt hiệu quả tối đa
2. Dùng Thuốc Dưỡng Hoa TOG Galileo cho Nhà Vườn hay Longlife Liquid cho vựa sỉ hoa: Vì trong nước thuốc cắm hoa có thành phần gồm:
+ Chất bề mặt giúp kích thích hoa hút nước nhanh
+ Chất cân bằng pH trong nước, giúp giảm pH trong nước từ 7.0 xuống còn 3.0 – 3.5 và là mức phù hợp cho hoa cắt cành
+ Chất diệt khuẩn giúp làm sạch nước và giúp nước không bị hôi trong thời gian dài. Chân gốc hoa không bị nhầy và thối
Tóm lai, Đối với nông nghiệp trồng cây trên đất hay giá thể thì pH trong đất là quan trọng và đối với hoa cắt cành thi giảm pH trong nước bằng Thuốc Dưỡng Hoa cũng rất quan trọng